Sản phẩm nổi bật
Bạn đang kinh doanh sữa đậu nành nhưng phát ngán với việc đứng canh, khuấy hàng giờ cả chục lít sữa thì đây chính là giải pháp cho bạn – nồi công nghiệp dùng điện Viễn Đông. Trong bài viết này, noinauphodien.net sẽ bật mí 1 bí quyết trong cách làm đậu phụ mà các cửa hàng không bao giờ muốn chia sẻ. Chính vì vậy, bạn đừng vội bỏ qua bài viết này nhé.
Nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp
Nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp dùng điện được thiết kế tối ưu ra sao?
Đun cách thủy: nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp Viễn Đông cũng hoạt động dựa trên nguyên lý đun cách thủy như một số dòng nồi tương tự khác như nồi nấu cháo, nồi nấu cánh khuấy. Viễn Đông đang cung cấp 2 mẫu nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp: nồi 2 lớp và 3 lớp.
- Nồi sữa đậu 2 lớp sẽ chỉ có khoang cách thủy, nhiệt lượng tỏa trực tiếp ra ngoài môi trường nên khách hàng có thể bị bỏng nếu vô tình chạm phải. Vì vậy, Viễn Đông thiết kế thêm 2 vòng inox ở phía trên và phía dưới thành nồi để tạo khoảng cách nhất định, giúp khách hàng không đến quá sát hoặc bị chạm vào nồi.
- Nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp dùng điện 3 lớp: Có thêm 1 lớp bông cách nhiệt bên ngoài để giữ nhiệt tốt hơn, sữa đậu nhanh chín và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thanh nhiệt của nồi nấu cách thủy là loại điện trở chùm, được lắp trong khoang chứa nước, có nhiệm vụ đun sôi nước để truyền nhiệt vào bên trong thành nồi. Đặc biệt, ưu điểm của loại điện trở này là đó là dễ dàng tháo lắp và thay thế từ bên ngoài do thiết kế của các nồi nấu cháo, nấu sữa là thiết kế 2 lớp trở lên và là dạng kín nên không thể thay thế thanh nhiệt từ bên trong.
Sục khí đáy nồi: hơi nước bốc lên trong khoang chứa dung dịch cách thủy được tận dụng dẫn xuống đáy nồi qua ống sục hơi, đảm bảo luôn có khí thổi liên tục, không lo đóng cặn, cháy khét.
Chất liệu tốt, độ bền cao: toàn bộ nồi nấu sữa đậu nành làm từ chất liệu inox 304 không gỉ, độ bền cao. Inox 304 được chứng nhận an toàn với thực phẩm dù đun nấu ở nhiệt độ cao. Chất liệu này vừa bền vừa tốt chứ không như nồi giá rẻ, nồi Trung Quốc làm từ inox 201.
Đây cũng là chất liệu mà Viễn Đông sử dụng cho các dòng nồi như: nồi nấu phở, nồi hầm xương bằng điện, nồi tráng bánh cuốn, nồi nấu rượu
Ống thăm dò và van cấp nước
Do nước sôi liên tục để đẩy hơi nước vào trong lòng nồi nên nước trong khoang cách thủy sẽ cạn rất nhanh. Chính vì vậy, Viễn Đông thiết kế van tiếp nước, bạn chỉ cần nối sẵn đường ống từ vòi nước đến van nước của nồi, khi cần cấp nước thì mở van và ngược lại.
Ngoài ra, ống thủy tinh thăm dò mực nước giúp khách hàng dễ dàng theo dõi lượng nước bên trong khoang cách thủy. Luôn đảm bảo mực nước ở 2/3 ống thăm dò giúp sữa đậu nhanh sôi hơn.
Vận hành nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp:
Tủ điện điều khiển: Giúp bạn cài đặt các thông số như thời gian và nhiệt độ nấu sữa đậu. Khách hàng có thể làm các công việc khác vì nồi vận hành tự động hoàn toàn. Hết thời gian cài đặt thì nồi sẽ tự động ngắt.
Hệ thống van xả: Phía dưới đáy nồi máy nấu sữa đậu nành công nghiệp có van xả nước và van xả sữa đậu để thuận tiện trong quá trình vệ sinh nồi. Đặc biệt, lòng nồi được thiết kế dạng đáy côn, dốc ở giữa lòng nồi để nước được xả sạch ra bên ngoài, không bị đọng lại như trước đây.
Sử dụng nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp dùng điện như thế nào?
Bước 1: Cấp nước qua van tiếp nước vào khoang cách thủy. Đảm bảo mực nước ở mức 2/3 ống thủy tinh trong suốt quá trình nấu. Vì nước nhiều thì càng có nhiều hơi nước để sục sữa đậu, sữa đậu sôi nhanh hơn.
Đồng thời nước bốc hơi nhiều khiến mực nước trong khoang cách thủy giảm đi nhanh chóng. Nếu không chú ý để cạn nước sẽ làm cháy thanh nhiệt bên dưới.
Bước 2: Cài đặt thời gian và nhiệt độ nấu. Khi nước ở khoang cách thủy bắt đầu sôi và đẩy hơi nóng vào trong lòng nồi thì đổ sữa đậu vào để nấu, như vậy sữa đậu sẽ sôi nhanh hơn so với việc bạn đổ sữa đậu vào từ ban đầu.
Bước 3: Tùy dung tích nồi mà thời gian sôi nước ở khoang cách thủy sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu tính từ lúc nước sôi đến khi sữa đậu sôi sẽ khoảng 30 – 45 phút tùy từng nồi.
Khi sữa đậu bắt đầu sôi thì để sôi khoảng 5 – 10 phút nữa là được. Nhiệt độ để khoảng 110ºC để nước sôi liên tục và đẩy hơi vào làm sục đáy nồi. Chú ý mở nắp nồi để không bị trào sữa ra bên ngoài.
Bước 4: Xả sữa đậu qua van xả để tiếp tục nấu các mẻ đậu tiếp theo. Ở các mẻ tiếp theo, do nước ở khoang cách thủy đã được đun sôi nên thời gian nấu sữa đậu sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Bước 5: Vệ sinh sau khi sử dụng: Xả toàn bộ sữa đậu còn lại trong nồi ra ngoài. Tiến hành vệ sinh bằng nước rửa chén và tráng lại nhiều lần bằng nước sạch. Bên ngoài nồi chỉ cần dùng khăn ẩm lau qua là sạch sẽ.
Tham khảo: Kinh doanh sữa thực vật sinh lời cao hay không và câu trả lời từ chủ quán.
Bí mật trong nghề – Hướng dẫn đánh đậu phụ bằng nước chua
Vẫn biết rằng sau khi nước đậu sôi, người bán sẽ dùng nước chua để làm đậu kết tủa, tạo thành óc đậu. Óc đậu được cho vào khuôn, ép ra nước sẽ thành đậu phụ thường ăn. Tuy nhiên, kĩ thuật đánh đậu phụ bằng nước chua là 1 công đoạn vô cùng quan trọng vì nếu cho quá nhiều nước chua thì đậu sẽ bị cứng, không được mềm và béo.
Vậy kĩ thuật đánh đậu phụ bằng nước chua được thực hiện như thế nào?
– Nước chua lấy ở đâu?: Sử dụng từ chính nước ép ra từ đậu.
Khi cho nước chua vào, đậu bắt đầu kết tủa và chia ra thành 2 phần: óc đậu chìm xuống dưới và phần nước có màu hơi vàng ở phía trên. Bạn sẽ hớt phần nước này ra cho vào chậu sạch. Phần nước này để qua đêm đến ngày hôm sau sẽ chua hơn và được người bán tiếp tục sử dụng để cho vào sữa đậu để đậu kết tủa.
Cứ như vậy, người bán lấy nước chua được lấy từ mẻ đậu ngày hôm trước và sử dụng cho ngày hôm sau. Lưu ý: Vào mùa hè nhiệt độ cao thì nước nhanh chua hơn nên sau khi để 24h có thể sử dụng được luôn. Vào mùa đông, bạn nên để khoảng 48h để nước đủ độ chua.
– Kĩ thuật pha nước chua làm đậu:
Đánh đậu bằng nước chua lần 1: Đầu tiên, bạn cần vớt hết bọt ra ngoài. Đổ từ từ nước chua vào trong nồi và dùng muôi lớn đảo đều, chuyển động vòng tròn theo 1 chiều duy nhất. Không đổ nước chua quá nhiều 1 lúc vì có thể bạn sẽ không kiểm soát được, đậu bị dư nước chua, khiến đậu bị cứng.
Sau 7 – 8 phút đánh nước chua, đậu phụ đã bắt đầu có sự kết tủa. Nếu đậu kết tủa có dạng lưa thưa, dạng mây thì đạt yêu cầu, nếu có dạng hạt, rời rạc với nhau thì khi ép đậu sẽ bị cứng. Đậy nắp nồi khoảng 5 phút để đậu kết tủa, chuẩn bị đánh nước chua lần 2.
Đánh đậu bằng nước chua lần 2: Thay đổi cách đánh đậu
Bạn vẫn đổ nước chua từ từ vào nồi sữa đậu nhưng thay vì dùng muôi để đảo vòng tròn thì bạn hãy dùng muôi múc đậu từ dưới lên trên. Đặc biệt, châm nước chua ngắt quãng, không đổ liền mạch như lần đầu tiên để kiểm soát tốt quá trình kết tủa.
Đồng thời đánh đều ở các góc nồi, thao tác nhẹ nhàng. Quan sát nồi nước đậu thấy có sự thay đổi về màu sắc từ trạng thái đục sang độ trong nhất định thì bạn tiếp tục đậy nắp và chờ thêm 5 phút.
Sau 5 phút, nếu thấy nước đậu có độ trong nhất định, óc đậu kết tủa thành từng mảng và có độ mềm mại thì đạt yêu cầu. Nếu đậu vẫn rời rạc với nhau thì chứng tỏ chưa đủ lượng nước chua, cần bổ sung thêm và tiếp tục đậy nắp lần thứ 3. Nếu đánh đậu bằng nước chua tốt thì chỉ sau 2 lần là đã đạt yêu cầu.
Để được tư vấn vấn lựa chọn nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp phù hợp, quý khách hãy nhanh tay gọi đến hotline chi nhánh Viễn Đông gần nhất ngay hôm nay nhé.
>>> Làm cách nào để sản xuất số lượng lớn sữa thực vật khi bán.