Mặc dù được làm từ chất liệu Inox 304 bền, nhưng bạn vẫn cần vệ sinh nồi nấu bún thường xuyên nếu muốn kéo dài tuổi thọ của nó. noinauphodien.net sẽ bật mí 4 bước vệ sinh nồi đơn giản và đúng cách ngay ở bài viết này.
Tại sao cần vệ sinh nồi nấu bún thường xuyên?
Nồi nấu bún với nhiều tính năng tiện dụng, hiện đại và độ an toàn cao nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Điều tất yếu là trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc nồi điện bị bám bẩn và ố vàng do dầu mỡ từ nước dùng.
Vậy nếu sau mỗi lần bạn không vệ sinh sạch sẽ lại nồi, điều gì sẽ xảy ra?
Trước hết, nồi được làm từ Inox 304 cao cấp nên khá bền, chịu được nhiệt tốt. Nhưng nếu bạn không vệ sinh nồi thường xuyên, các vết bẩn sẽ làm ố vàng nồi và bắt đầu hoen gỉ.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh nước dùng những lần sử dụng sau đó. Chưa kể, việc không lau rửa nồi sạch sẽ để lại mùi hôi khó chịu, dễ tạo nấm mốc.
Ngoài ra, nồi bún lâu ngày không vệ sinh sẽ làm hỏng trực tiếp thanh nhiệt trong nồi. Thanh nhiệt nếu bị ăn mòn sẽ chuyển san màu vàng đen, có vết nứt. Khi đó bạn cần phải thay mới để năng suất của nồi được đảm bảo.
Thanh nhiệt nồi nấu bún cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của nồi điện nấu bún. Vì vậy, việc không vệ sinh nồi chẳng khác nào chúng ta đang ngầm rút ngắn tuổi thọ của chúng.
> Xem thêm: Thanh nhiệt nồi điện Viễn Đông – Dễ thay thế tại nhà
4 bước vệ sinh nồi nấu bún đúng cách
Vậy làm sao để có thể sử dụng nồi nấu bún chất lượng và lâu dài? Ở bài viết này Viễn Đông sẽ bật mí cho bạn 4 bước vệ sinh nồi chi tiết, đơn giản, dễ tự vệ sinh tại nhà mà không tốn chi phí.
Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh
Sau khi đã sử dụng để bán hàng xong, để nồi nguội hẳn và rút dây để ngắt nguồn điện. Đối với nồi nấu phở sử dụng bảng điều khiển chiết áp, hãy chú ý dập cầu dao điện.
Đây là 1 bước quan trọng nhưng rất dễ quên. Việc ngắt hoàn toàn nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vệ sinh, tránh việc chập mạch gây giật.
Bước 2: Xả hết nước dùng cũ bằng van xả
Mỗi 1 nồi nấu bún bằng điện đều được thiết kế van xả ở dưới bàn đỡ. Không cần di chuyển, bạn cũng có thể dễ dàng để thoát hết toàn bộ nước trong nồi tại chỗ.
Nhấc hết các linh kiện nồi nấu bún nếu có như sọt xương hay phên chắn bảo vệ thanh nhiệt ra ngoài để vệ sinh riêng.
Bước 3: Lau rửa nồi sạch sẽ
Với sản phẩm nồi bằng inox 201 hoặc inox 304 chuẩn thì các sản phẩm vệ sinh cơ bản như Gift, sunlight, lix.. . đều có thể rửa thoải mái không lo nồi bị ăn mòn.
Tuy nhiên sản phẩm inox 201 về lâu dài (4-5 năm) có hiện tượng xuất hiện đốm gỉ thì chỉ cần lấy rẻ Inox chà mạnh là hết.
Sau khi đã rửa sạch bằng xà phòng, dùng vòi phun hoặc dội cho sạch bọt còn sót lại rồi xả nước tráng 1 lần nữa qua van xả bên dưới.
Bước 4: Lau khô lại nồi sau khi đã rửa sạch
Sau khi đã tráng sạch bằng nước 1-2 lần, hãy dùng 1 chiếc khăn khô, sạch để lau lại nồi.
Dù có cấu tạo đơn giản, nhưng nồi cũng có nhiều góc khuất còn đọng nước. Hãy lau thật kĩ hoặc để ở nơi khô ráo để nồi được sạch hoàn toàn, đảm bảo chất lượng cho lần nấu tiếp theo.
1 số lời khuyên khi vệ sinh nồi nấu bún
Sau khi đã nắm được rõ các bước vệ sinh đúng cách nồi nấu bún, Viễn Đông cũng đưa thêm cho bạn 1 số lời khuyên hữu ích sau có thể bạn quan tâm.
Nắm chắc được những điều này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nồi nấu lâu bền nhiều năm:
- Nên tham khảo, sử dụng các loại nước tẩy rửa chuyên dụng của nhà bếp dạng xịt hoặc lỏng
- Dùng khăn chất mềm để lau chùi nồi
- Có thể dùng giấm hoặc nước cốt chanh đun sôi để nguội 1 tiếng để vệ sinh nồi sẽ sáng bóng hơn
- Vệ sinh bằng Backing soda có thể là 1 cách loại bỏ hoàn toàn vết ố bẩn
- Vệ sinh nồi cần 1 lượng nước nhiều và mạnh (có thể dùng xịt rửa xe) để nồi đảm bảo sạch hoàn toàn
Trên đây là các bước vệ sinh nồi nấu bún và những mẹo vặt mà bạn có thể tham khảo. Hãy vệ sinh nồi thường xuyên sau mỗi lần sử dụng để nồi có thể được bền hơn, xứng với giá mua nồi bún bỏ ra để đầu tư cho chất lượng luôn được đảm bảo nhé.
>> Xem thêm: Mua nồi nấu bún ở đâu để có chất lượng tốt nhất
Ý kiến bạn đọc (0)